27/5/11

Xuất khẩu online: Tại sao không?

Sự bùng nổ của Internet và sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử (TMĐT) đang dần xóa nhòa khoảng cách, ranh giới về không gian địa lý trong giao dịch kinh doanh. Thế giới trở nên phẳng hơn mở ra cơ hội kinh doanh mới mang tính toàn cầu cho các cá nhân, doanh nghiệp tại Việt Nam.

Cơ hội mới

Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn chọn kênh xuất khẩu trực tuyến (một kênh giao dịch quan trọng có thị phần cao của Mỹ và hơn 40 quốc gia khác) để mở rộng thị trường và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.

Chỉ cần một vài thao tác tìm kiếm đơn giản, các doanh nghiệp có thể dễ dàngtìm thấy thông tin về đối tác, khách hàng tiềm năng của mình. Cũng nhưvậy, không quá khó để có thể đăng bán hoặc giới thiệu các sản phẩm của mình trên môi trường mạng.
Hiện giờ, đầu tư cho website bán hàng, giới thiệu sản phẩm của riêng công ty hay tham gia vào các hoạt động thương mại trên các sàn giao dịch TMĐT quốc tế như eBay.com hay Amazon.com… đều đang là những cách đầu tư khôn ngoan để mở rộng các kênh bán hàngtrên toàn thế giới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chị Thanh Huyền, phụ trách phát triển thị trường của công ty gốm Nhung cho hay, xuất khẩu online tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho các cá nhân và các doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi tại Việt Nam. Những sản phẩm handmade hoặc những sản phẩm thủ công, đồ lưu niệm… có thể là những thứ rất bình thường ở Việt nam nhưng với thị trường ngoài nước, nó lại trở thành những vât có giá trị, đồ sưu tập độc đáo hấp dẫn khách hàng.

Trước nỗ lực của các doanh nghiệp Việt, những “đại gia” tên tuổi trên thế giới như eBay.com, Alibaba… đã đánh giá cao những bước đi đầu tiên tiếp cận với TMĐT trong việc thâm nhập thị trường. Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc tiếp cận các thị trường nước ngoài một cách hợp lý và tiết kiệm chi phí.

Vẫn còn nhiều rào cản

Tiềm năng phát triển lớn như vậy, tuy nhiên việc xuất khẩu online vẫn là một bài toán khó với các cá nhân, doanh nghiệp bởi rào cản về thanh toán, ngôn ngữ, văn hoá, kinh nghiệm tiếp cận thị trường thế giới. Không phải doanh nghiệp nào cũng thành thạo, am hiểu và tận dụng được sức mạnh của thế giới online.

Xuất khẩu online hiện nay chưa đạt được sự phát triển bùng nổ, xứng với tiềm năng của nó còn do những rào cản về tâm lý, cũng như sự thiếu hụt những kênh xúc tiến hiệu quả hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp trong nước.

Một vấn đề nữa là nhiều doanh nghiệp cho dù có biết được lợi thế của thế giới mạng trong việc kinh doanh nhưng không biết phải làm như thế nào, nhờ ai tư vấn. Một số doanh nghiệp tự mày mò tìm hướng đi nhưng không phải ai cũng thành công và đôi khi càng mày mò càng thấy bế tắc.

Thực tế tại Việt Nam, thực sự chưa có nhiều những sàn TMĐT lớn, thường là những website hỗ trợ người bán nhỏ lẻ hoặc rao vặt. Hiện tại, chỉ có một số website hoạt động thiên về hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho phép các doanh nghiệp “trưng bày” những “cửa hàng ảo” trên các sàn TMĐT.

Mới đây, eBay.vn đã công bố những thành quả đầu tiên sau một năm chính thức ra mắt tại Việt Nam. Đây là một sàn TMĐT được kế thừa uy tín thương hiệu, kinh nghiệm của eBay toàn cầu. Một năm qua, eBay.vn đã giúp nhiều doanh nghiệp dỡ bỏ những rào cản trong quá trình tiếp cận với TMĐT.

Ngoài việc hỗ trợ về mặt ngôn ngữ như dịch thông tin sản phẩm sang tiếng Anh, đăng bán sản phẩm lên trang eBay.com Mỹ, trả lời mọi thắc mắc của người mua... các doanh nghiệp, cá nhân, eBay.vn còn giúp tư vấn, hướng dẫn cách mua và bán hàng sao cho hiệu quả và ít rủi ro nhất, giúp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch.

Nhưng nếu mới chỉ có một eBay.vn thì có lẽ chưa đủ, Việt Nam vẫn cần có thêm nhiều những sàn TMĐT như thế nữa. Bởi nhiều chuyên gia nhận định, thời gian tới, cùng với sự phát triển và hoàn thiện cơ cấu của thị trường TMĐT tại Việt Nam, chắc chắn xuất khẩu online sẽ là một hình thức kinh doanh đầy tiềm năng cho các cá nhân, doanh nghiệp trong nước muốn đem hàng Việt vươn ra thị trường quốc tế.
Theo VnMedia
 

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

 
Designed by Mạc Hữu Toàn. Email: mactoanviko@gmail.com