1/6/11

Những ngôi nhà “kì dị” và những câu hỏi chưa có câu trả lời.


By HT

Theo thống kê, Hà Nội có gần 300 nhà siêu mỏng, siêu méo tồn tại qua nhiều năm gây mất mỹ quan đô thị song thành phố chưa xử lý được. Các quận như Thanh Xuân, Đống Đa, Ba Đình là nơi có số lượng nhà siêu mỏng, siêu méo lớn nhất.






Và dưới đây là những câu hỏi:

·         vuongquochuy07@yahoo.com cũng viết rằng: “Là lãnh đạo họ không thể không rõ những quy định của luật pháp về xây dựng, và những yêu cầu mới đây của TTCP và Chủ tịch TP về xử lý đối với các ngôi nhà kiểu này. Để người dân nghèo đã xây lên rồi bắt buộc người ta phá dỡ là cố tình làm lãng phí tiền bạc, tài sản của nhân dân. Hệ quả của nó ảnh hưởng tới xã hội. Khi cưỡng chế còn có những hiện tượng chống đối gây mất trật tự an ninh. Người dân mất tài sản sẽ bất mãn, gây nên sự mất ổn định xã hội”.


Ngôi nhà có chiều sâu hơn 1m nhưng được xây tới 5 tầng nằm “chơi vơi” trên đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông (ảnh Quang Phong)

Bùi Văn Tuấn: nbtuan09@yahoo.com.vn

Không hiểu sao vẫn xin được GIẤY PHÉP XÂY DỰNG NHỈ? Quy định của nhà nước thì những ngôi nhà này sao có thể mọc lên được. Trong khi những mảnh đất cả trăm m2 có thổ cư, có giấy tờ hợp pháp, có bản vẽ kiến trúc đàng hoàng vậy mà xin giấy phép xây dựng mất 2 tháng. Khi xây thì bị Thanh tra xây dựng hỏi thăm, Trật tự đô thị hỏi thăm...


Tình trạng nhà siêu mỏng, méo mó, dị dạng như trên làm mất mỹ quan đô thi, thậm chí ảnh hưởng đến an toàn của người dân sống xung quanh. Nhưng nếu xét ra thì lỗi này do chính quyền, các nhà chức trách. Những ngôi nhà như trên chắc chắn không thể có giấy phép xây dựng! Nhưng sao nó vẫn được xây lên, thậm chí tồn tại hàng chục năm trời??? Điều thắc mắc ở đây là nhưng ngôi nhà này nằm ở mặt đường, không thể có chuyện khuất mắt trông coi! Vậy lãnh đạo quận, phường ở đâu hết rồi???

Còn về các vị quy hoạch đô thị, không phải là không có cách xử lý. Tôi biết ở Đà Nẵng, ví dụ khi mở đường rộng 30 m, đất sẽ được lấy thêm 20m nữa. Lúc này giá đền bù sẽ chỉ là giá đất ngõ, đường nhỏ. Nhưng khi làm đường 30m rồi, 20m còn lại sẽ được bán đấu giá với giá của đất mặt đường 30m. Như vậy, mặt phố sẽ đều nhau rất đẹp. Số tiền bán đấu giá sẽ bù cho số tiền đền bù cho dân. Thiết nghĩ cách làm đã có, nhu cầu thì sẵn, vậy mà sao chính quyền không thể làm theo, không thể cải thiện tình trạng này mà còn tiếp tục để nó tiếp diễn và không biết bao giờ mới hết?

Bức xúc: bxtung74@gmai.com

Chỉ thị của Chủ tịch thành phố không có tác dụng sao? Quận, phường không biết người dân xây, đội quy tắc quận phường đâu? Nếu cứ để như thế này thì chỉ thị của Chủ tịch thành phố không có ý nghĩa gì, vì chỗ này xây được thì chỗ khác phải xây thôi. Nói tóm lại mấy anh quận, phường... khó hiểu.

   
Nguyễn Trọng Cương:  cungvinh2@gmail.com

Đây là hậu quả của việc cấp phép bừa bãi. Cần phải xử lý nghiêm cơ quan nào cấp phép cho những công trình trên để thể hiện sự công minh của pháp luật nhà nước. Không thể xử lý người dân khi họ đã thực hiện đúng các thủ tục của nhà nước.

Pham Hung Dung: dungnvqn@yahoo.com

Vấn đề ở đây là sự vô trách nhiệm, không quan tâm giải quyết triệt để của các cơ quan có thẩm quyền từ cơ sở của Hà Nội. Bằng chứng rõ ràng như vậy thì phải có biện pháp cưỡng chế ngay từ khi họ tiến hành xây dựng. Họ không thể xây dựng như vậy trong thời gian 1, 2 tuần. Cán bộ địa chính, quản lý đô thị, lãnh đạo phường ở đâu? Họ hưởng lương của nhà nước để bảo lãnh cho những người làm nhà trái pháp luật, làm xấu Thủ đô như vậy sao? Vấn đề là phải quy trách nhiệm, có chế tài ngay xử lý nghiêm những người quản lý tại địa bàn nơi để xảy ra tình trạng trên. Những nơi đã làm cần kiên quyết xử lý dỡ bỏ, nếu không sẽ lan tràn rất nhanh.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

 
Designed by Mạc Hữu Toàn. Email: mactoanviko@gmail.com