26/5/11

Thanh điệu tiếng Việt - nguyên nhân sinh ra hàng loạt đặc trưng tạo nên Vietnamese English.

Đây là một đặc trưng. Nhiều học sinh phát âm Tiếng Anh:

tít chờ – teacher
thây bồ – table
nhiếts – Yes
lúc – look
tít-teach
rítđing – reading

Tiếng Việt là một ngôn ngữ mà mỗi từ của nó đều có một thanh điệu cố định sự lên xuống về cao độ của giọng nói khi phát âm ra từ ấy. “Sách" chẳng hạn, sẽ luốn là “sách” với một cái giọng khá cao hướng đi lên, sẽ không bao giờ đọc thành “sạch” với một giọng thấp, xuống nhanh, khép thanh môn. Rõ ràng chỉ cần nói khác cái giọng lên xuống thì đã có hai từ khác nhau. Dù là khi đưa vào phát ngôn, có bị ảnh hưởng của các yếu tố ngữ điệu khác thì các thanh điệu này cũng ít khi thay đổi nhiều, nên “bác” thì khó mà thành “bạc” dù nói ra trong tình huống nào.


Tiếng Anh thì khác. Dù lên hay xuống hay lên-xuống, hay xuống lên thì chair vẫn là cái ghế. Nhưng, dù vẫn nghĩa là cái ghế, khi lên xuống giọng khác nhau, người ta đang muốn truyền đạt một nghĩa khác nhau.

Một nét khá dễ để nhận ra, nhưng có lẽ nhiều người VN nói TA không để ý đấy là họ thường “bê” các thanh điệu của tiếng mẹ đẻ yêu quí của mình và lắp vào các từ tiếng  Anh mà mình học được, thế là mỗi từ TA đều có một “con dấu”, tức là những từ này đã được gán cho một cái ngữ điệu cố định (các thanh điệu tiếng Việt là sự lên xuống trong thời gian rất nhanh), và dù trong câu hỏi, hay khi đang phân vân, hay khi khẳng định chắc nịch một điều gì, thì cách nói ra từ ấy cũng chẳng có gì thay đổi, rất khác cách người bản ngữ thường nói – một từ được nói ra với giọng đi lên, đi xuống, xuống-lên…, hoàn toàn tùy thuộc vào hoàn cảnh, và một từ tiếng Anh thì chẳng có một “con dấu” cố định nào.

Tiếng Anh Việt nam mà dễ nghe, dễ hiểu thì thật tuyệt vời, nhưng rõ ràng gán thanh điệu tiếng Việt vào tiếng Anh làm ảnh hưởng đến tính tự nhiên và khả năng truyền đạt ý nghĩa của người nói

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

 
Designed by Mạc Hữu Toàn. Email: mactoanviko@gmail.com