2/6/11

Trung Quốc bác bỏ những buộc tội về hành vi gián điệp G-mail

Theo BBC.
Translated by Acma_vuive



Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc nước này liên quan đến chiến dịch gián điệp qua mạng nhắm đến các tài khoản email của Google của các quan chức hàng đầu, sĩ quan quân đội và các nhà báo Mỹ.

Một phát ngôn viên bộ ngoại giao cho biết “thật là không thế chập nhận được” khi buộc tội Trung Quốc. Google không buộc tội trực tiếp chính phủ Trung Quốc nhưng lại nói rằng chiến dịch đó được bắt nguồn từ tỉnh Tế Nam.
 Công ty Mỹ cho biết hệ thống an ninh mạng của họ không bị phá vỡ nhưng các mật khẩu cá nhân được chỉ định nào đó đã bị mất bởi 1 thủ đoạn lừa đảo. Google cho biết các nhà hoạt động chính trị Trung Quốc và quan chức tại các nước khác ở khu vực Châu Á cũng là mục tiêu nhắm tới của tỉnh Sơn Đông, cách thành phố Bắc Kinh 400km về phía Nam. Nhà Trắng cũng cho biết họ đã xem xét các báo cáo nhưng không tin rằng các tài khoản email của các quan chức chính phủ Mỹ bị tấn công.


Tại Washington, phóng viên Adam Brookers của đài BBC cho biết các nhà phân tích rất khó quyết định rằng chính phủ hay là các cá nhân chịu trách nhiệm về vụ tấn công này. Tuy nhiên theo báo chí nhận định sự thực rằng nạn nhân là những cá nhân có tin tức nhạy cảm, ngay cả có các thông tin mật. Điều này có thể  làm tăng khả năng rằng đây là một hoạt động gián điệp qua internet chứ không chỉ là hoạt động tin tặc đơn thuần.


Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc-Hong Lei đã đề cập chi tiết trong một cuộc họp báo rằng: "Cáo buộc Trung Quốc gây ra những hành vi phá hoại này không thể chấp nhận được.

"Tin tặc là một vấn đề quốc tế Trung Quốc cũng chỉ một nạn nhân. Lời cáo buộc mang tên “tiếp tay cho tin tặc” hoàn toàn vô căn cứ mang động cơ riêng trong đó.

Vào thứ tư, Google cho biết họ đã "phát
hiện và phá tan" một chiến dịch đánh cắp mật khẩu kiểm soát các email của người dùng.
Công ty cho biết rằng:"Chúng tôi đã thông báo với các nạn nhân bảo vệ  tài khoản của họ. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã thông báo với những nhà chức trách có liên quan."


Các email lừa đảo sử dụng một thuật được biết đến là “spear phishing” mà người sử dụng email bị lừa tiết lộ quyền đăng nhập tới trang web giống như dịch vụ web Gmail của Google (hoặc nó xuất hiện giống như một công việc mục tiêu) nhưng thực chất được điều khiển bởi các hackers, theo báo cáo mới đưa ra gần đây của Google.


Sau khi có quyền đăng nhận email và mật khẩu của người sử dụng, các hackers đã thông báo với dịch vụ Gmail gửi thư chuyển tiếp các email sắp tới sang một tài khoản khác được thiết lập bởi các hacker.
 
Trong một thông cáo tư vấn  vào Thứ tư, Google đã chỉ ra cho người dùng một vài bước để người dùng có thể cải thiện an ninh của các sản phẩm Google:

    1. Kích hoạt chế độ xác thực 2 bước, như là  sử dụng một chiếc điện thoại di động để Google gửi một mật khẩu thứ hai để đăng nhập
    2. Sử dụng một mật khẩu mạnh mà bạn chưa từng sử dụng chỗ khác (kết hợp nhiều chữ cái và số, tránh họ đệm, ngày sinh,vv….) cho Google. Dưới đây một đoạn video hướng dẫn.
    3. Chỉ nhập mật khẩu của bạn vào mục yêu cầu đăng nhập chắc chắn thuộc tên miền https:// www.google.com /.
    4. Kiểm tra các cài đặt cho Gmail của bạn cài đặt khi có chuyển tiếp từ các địa chỉ đáng ngờ hoặc các tài khoản ủy thác.

Theo phân tích từ Maggie Shiels- Phóng viên Công nghệ của đài BBC News, Silicon Valley:
Chuyên gia an ninh nói rằng trước mắt họ là sự gia tăng chóng mặt những sự cố gọi là “tấn công lừa đảo” mà trong đó tin tặc lần mò những nguồn thông tin cụ thể hoặc tài sản nhắm đến “những cá nhân sáng giá".

Một chuyên gia tư vấn miêu tả nó giống như một "bệnh dịch", trong khi một người khác cho rằng những những cuộc truy kích như vậy quá dễ đối với tội phạm nếu muốn lấy đi nguồn tin có sẵn trên mạng về ai đó - từ lien kết Twitter đến trang Facebook của họ rồi tới các trang web lần mò theo phả hệ nhà bạn.

Một tin tặc thông minh có thể tập hợp đủ thông tin để "gây ảnh hưởng thuyết phục"một mục tiêu đang nhận được một email hợp lệ từ người quen.

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...

 
Designed by Mạc Hữu Toàn. Email: mactoanviko@gmail.com